Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

ĐŨA TRE TRUYỀN THỐNG NGƯỜI VIỆT

 Đũa tre của người Việt

dua tre viet nam
Hình ảnh Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, bây giờ ít ai biết, nhưng cây tre vẫn giữ một vị trí, quan trọng, đặc sắc trong đời sống của người con Việt qua nhiều phương diện. Tre là người bạn thân quen của người nông dân và đã có mặt từ lâu ở khắp nơi trên mãnh đất hình chữ S.

Bóng tre làng có hàng ngàn nét đẹp đã tô bồi cho nền văn hoá lâu đời của xứ Việt. Tiếng tre xào xạc thay tiếng êm đềm của mẹ, à ơi từng hồi đẩy đưa chiếc nôi tre từ lúc chào đời của người con Việt, là hình ảnh không phai mờ trong tâm thức người dân miền quê đất Việt.
Tre luôn là nguồn cảm hứng không bao giờ chấm dứt của thi sĩ Việt Nam, qua vầng trăng lơ lửng trên đầu ngọn tre. Luỹ tre đầu làng đã gắn bó với tuổi thơ. Từ trên bờ xuống nước, từ thành thị cho tới làng quê, Tre đã đi vào lòng người dân như một cái gì bất hủ, không thể diễn đạt hết qua tánh đa dạng sẳn có và cái vẻ đẹp bình dị của nó. Tre là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất trong đời. Bông tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.
Tre được xem như một nhóm thực vật thường xanh đa niên thân gỗ, thuộc Bộ Hòa thảo.Tính đa dạng của tre có khoảng 80 chi và 1200 thể loại khác nhau. Tên khoa học của Tre là Phyllostachys. Bảng phân khoa học của tre được biết qua vài chi tiết khoa học như sau: Giới (Règne): Plantae, Nghành (Division): Magnoliophyta, Hạng (Classe): Liliopsida, Phụ hạng (Sous-classe): Commelinidae, Bộ (Ordre): Cyperales, Họ (Famille): Poaceae, Phụ họ (Sous-famille): Bambusoideae.
Phân loại theo phát sinh học :  Bộ: Poales | Họ: Poaceae.
Người dân Việt đã biết sử dụng tre cho việc giữ gìn đất nước được nhìn thấy trong các binh cụ ngày xưa như: Cung, nỏ, bàn chông, tầm vông vạt nhọn…và đồng thời cây tre cũng đã trở thành đôi đũa, một người bạn thân quen trong mâm cơm của người Việt.
Lịch sử đôi đũa bắt nguồn từ khi nào thì vẫn chưa ai xác định, nhưng những ai thích tìm hiểu về chủ nhân của nó, thì nên đi sâu vào nền văn hóa phong tục của từng nước dùng đũa, rồi so sánh chi tiết theo chi tiết. Từ đó mới có những cái gì chứng minh được cho nguồn gốc của nó cách đây hơn năm ngàn năm.
Đặc tính bình dân của đôi đũa tre mà cao dao tục ngữ Việt thường hay ca tụng, không gì khác hơn và không thể thay đổi được, là sự bình đẳng của nó. Cho dù ở bất cứ nơi đâu, đôi đũa vẫn luôn phải có hai chiếc bằng nhau và giống nhau.
Ý nghĩa bình đẳng tuyệt vời của đôi đũa tre không cao sang nhưng đã nói lên cái đơn sơ mộc mạc mang hàm ý sâu sắc về tình gia đình, tình chồng vợ, sự đoàn kết, bình đẳng của văn hóa đất Việt.
Đôi đũa tre không chỉ đơn thuần là vật dùng để gắp thức ăn hàng ngày mà còn là một đặc trưng tiêu biểu của tình thương yêu, sự xẻ chia, khiêm tốn và tế nhị  giữa con người với nhau trong gia đình cũng như xã hội. Đôi đũa tre  đã  trở  thành một người bạn bình dân luôn hiện hữu bên cạnh người con Việt suốt một đời từ lúc sống cũng như sau khi mất.
Mặc dù đôi đũa tre chỉ là hai que mảnh, gọn nhẹ song để cầm ăn cơm, nhưng nó cũng là một phát minh, từ việc săn bắn, hái lượm chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi. Cuộc sống nhà nông của người Việt đã có nhiều ca dao, dân ca, thành ngữ, và những hình tượng điêu khắc. Qua đó người ta mới thấy rõ nguồn tài nguyên thiên nhiên và hình ảnh gắn bó của người Việt với cội nguồn đất nước.
Sau luỹ tre xanh, là những cánh đồng ruộng nước, có những con trâu đi cày, và đàn cò trắng ở miền quê. Con cò đã sát cánh với nhà nông trong việc đồng ruộng được thấy trong câu ca dao như sau :
Cái cò lặn lội bờ sông,
Cổ dài, mỏ cứng, cánh cong, lưng gù,
Bãi xa, sông rộng, sóng to,
Vì lo cái bụng, đi mò cái ăn.
Có lẽ vì thân quen nên Cò đã dạy cho người nông dân Việt thời cổ dùng tre làm hai chiếc đũa để gắp thức ăn như cái mỏ dài của nó. Nếu ai muốn tìm tích người Việt mình là chủ nhân của đôi đũa, thì hãy tìm những chú cò đang bay lượn quanh trên các trống đồng của nước Văn Lang.
Kính bút

0 nhận xét:

Đăng nhận xét